Thách thức và cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam trong mùa dịch không còn là vấn đề quá xa lạ nữa. Nhưng nếu bạn vẫn chưa có giải pháp nào tối ưu cho doanh nghiệp, hãy cùng tham vấn bài viết dưới đây từ các chuyên gia kinh tế được Team Mi Edu tổng hợp.

Các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp không nên “ngủ đông” như trước đây mà nên chủ động áp dụng 3 chiến lược sau để duy trì sức bật dài hạn.

Nhìn chung, “ngủ đông” hay cắt giảm (kinh doanh, nhân sự) là kế hoạch mang tính bị động – sự trì hoãn để hạn chế những rủi ro nhất thời. Trong khi đó, dịch bệnh hiện nay là thách thức kéo dài và bất ổn định. Do đó, việc lấy một giải pháp tạm thời để xử lý khó khăn dài hạn là điều bất khả thi.

“Vaccine” thích ứng linh hoạt

Tiền đề của giải pháp có vẻ “bất hợp lý” này được lý giải thông qua khoa học về năng lực thích ứng doanh nghiệp (Organization Agility – OA) – nghiên cứu đã được nhiều tổ chức đào tạo quản trị uy tín nhắc đến thời gian gần đây.

Theo quan điểm của Dale Carnegie toàn cầu, OA khuyến khích các nhà lãnh đạo nghiên cứu, tìm tòi và ứng dụng các phát kiến và xác định các chiến lược quan trọng. Chẳng hạn như chiến lược lấy khách hàng trọng tâm hay tập trung vào con người (nhân lực) để chủ động “biến hóa” theo muôn vàn cách mà không bị xáo trộn bởi những nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp. Cũng theo nghiên cứu, để nâng cao năng lực thích ứng, doanh nghiệp cần tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa tính linh hoạt và khả năng tự sửa chữa.

Nói cách khác, không phải là không có thách thức hay cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm Covid này. Tất cả tùy thuộc vào năng lực thực sự, sức chống chịu, thích ứng trước biến cố thị trường…

Theo các chuyên gia, một số nhận thức mới mà doanh nghiệp có thể tham khảo cho các chiến lược “rã đông”, bao gồm: xu hướng chuyển dịch trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa (hạn chế tiếp xúc).

Ngoài ra còn có các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số; sự thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như chế biến thực phẩm; y tế, hoá dược phẩm, chuyển đổi số, …

“Vaccine” chiến lược tổng thể

Do mức độ và chiều hướng tác động của Covid-19 lên các ngành có sự khác nhau nên sẽ không có một công thức chung về chiến lược thích ứng cho tất cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, về tổng thể, các doanh nghiệp thường xây dựng chiến lược thích ứng theo ba nhóm giải pháp.

Bà Đào Thị Thiên Hương, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam cho biết, nhóm giải pháp đầu tiên tập trung quản lý khủng hoảng và quản lý thanh khoản. Nhóm giải pháp thứ hai sẽ hướng đến việc tạo ra những giá trị ngắn hạn thông qua việc rà soát và đưa ra các giải pháp có thể thực hiện ngay để tăng hiệu quả hoạt động và tăng dòng tiền.

“Ở nhóm giải pháp thứ ba, doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược tái định vị, bao gồm cải tổ mô hình kinh doanh, xem xét lại mô hình tăng trưởng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và cải tổ phương thức phản hồi. Những điều này nhằm tương tác tốt và hiệu quả hơn với hành vi và nhu cầu khách hàng. Đây cũng chính là nội dung cốt lõi trong giai đoạn bình thường mới”, bà Hương nhận định.

Trong bài viết gần đây trên Harvard Business Review, nhóm chuyên gia từ Overseas Development Institute (Anh) và OECD cũng cho rằng, một số doanh nghiệp ở các nước có thu nhập trung bình và thấp đã thể hiện được năng lực tập hợp, phân tích nguồn nhân lực và tài nguyên có sẵn để tái cấu trúc lại nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả hơn.

Theo các chuyên gia này, một số phương pháp có thể tham khảo như kết hợp, hoán vị và thay thế. Cụ thế, nếu thực tế doanh nghiệp không có nhiều tài nguyên hơn hiện tại thì có thể làm mới bằng nguyên tắc kết hợp (đưa hai ý tưởng không liên quan lại với nhau để tạo ra một cách tiếp cận mới); hoán vị (thử nghiệm các thiết lập khác nhau của một giải pháp hiện có); hoặc thay thế (hoán đổi các đầu vào, các quy trình hoặc kết quả đầu ra của một giải pháp).

“Vaccine” đào tạo nhân lực

Xu hướng đầu tư cho đào tạo trong doanh nghiệp thời điểm dịch có sự phân hoá về địa lý. Cụ thể ở khu vực phía Bắc, các doanh nghiệp thường có khuynh hướng củng cố sức mạnh tổng thể cho đội ngũ, đầu tư cho nhân sự đi học để phát triển năng lực. Còn ở khu vực phía Nam, cụ thể là TP HCM, các doanh nghiệp có xu hướng đào tạo về mặt nâng cao hiệu suất công việc khi làm việc tại nhà và chuẩn bị sẵn sàng để hồi phục trở lại sau giãn cách.

Tổ chức này đánh giá, nhu cầu khác biệt giữa các vùng, song khuynh hướng đào tạo nhìn chung đều yêu cầu các công cụ đào tạo từ xa, hay còn gọi là “huấn luyện trực tiếp trực tuyến” (Live Online Learning).

Nếu chọn được nội dung đào tạo chất lượng, việc đào tạo này được đánh giá là sẽ giúp các doanh nghiệp tự tin hơn, đơn giản hoá công tác hoạt động đào tạo nhân sự mùa dịch, nhất là nhóm doanh nghiệp có văn phòng phân bố rộng khắp về mặt địa lý. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giải bài toán hạn chế đi lại, tiếp xúc khi các địa phương thực thi giãn cách xã hội.

Bài viết trên cũng đã cho thấy thách thức và cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam, Mi Edu hy vọng rằng chỉ cần có tầm nhìn lạc quan sáng suốt, tất cả đều có thể hóa giải.

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Comment