Năm 2021 này, đâu là xu hướng thay đổi tối ưu nhất để giải phóng lãnh đạo doanh nghiệp?

Chăm chỉ. Chăm chỉ hơn nữa. Cố gắng. Cố gắng hơn nữa. Càng khó khăn, lãnh đạo sẽ bắt đầu theo dõi sâu sát mọi thứ. Nhưng việc công ty 3 người cho đến tận khi 30 người, tại sao bạn vẫn luôn ngập đầu trong công việc? Bận rộn không đồng nghĩa với hiệu quả. Lãnh đạo luôn nói về câu chuyện “tối ưu”, vậy bạn đã thực sự “tối ưu” nguồn lực của mình hay chưa?

Giải phóng lãnh đạo qua công thức 4D

Mike Michalowicz tác giả cuốn sách Doanh Nghiệp Tự Hành (Clockwork: Design your Business to Run Itself) đã chỉ ra 4 vai trò mà một nhà sáng lập sẽ trải qua trong suốt hành trình phát triển doanh nghiệp. Với 4 vai trò trên được thể hiện rõ nét qua mô hình 4D như sau: Doing – thực thi, Deciding – ra quyết định, Delegating – trao quyền, Designing – thiết kế hệ thống.

Giai đoạn Doing – thực thi. Đây là giai đoạn bạn vừa làm chủ vừa làm nghề. Không có cách nào khác, khi bắt đầu start-up, bạn cần phải biết và tự làm qua tất cả mọi thứ, và chỉ có bạn mới là người làm chúng tốt nhất.

Khi bắt đầu có nhân sự đầu tiên, bạn có thể bắt đầu giao việc cho họ. Nhưng ở thời điểm này, tất cả vẫn đều đang làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bạn, và bạn vẫn là người ra quyết định (Deciding) chính – giai đoạn thứ 2 trong 4D giải phóng lãnh đạo.

Nhân sự nhận thức được công việc được giao, nhưng vẫn sẽ đặt câu hỏi để trao đổi cho tới khi bạn chấp thuận. Chính bạn sẽ là người giúp họ giải quyết vấn đề và giúp họ tạo ra ý tưởng. Nếu có bất kỳ sự việc nào đó chưa từng xảy ra, họ sẽ hỏi quyết định của bạn. Khi hoàn thành một nhiệm vụ, họ sẽ hỏi bạn nên làm gì tiếp theo?

Qua thời gian, khi nhân sự trưởng thành, ngoài giao việc cho nhân viên bạn sẽ tập trao quyền (Delegating) – giai đoạn thứ 4 trong 4D giải phóng lãnh đạo – cho họ ra quyết định. Nhân viên của bạn sẽ có toàn quyền trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ và làm chủ công việc của mình mà không cần hỏi ý kiến của bạn.  

Đến thời điểm này, bạn đã có thể tập trung vào tầm nhìn mới cho công ty, và bắt đầu thiết kế bộ máy doanh nghiệp (Designing) – giai đoạn thứ 4 trong 4D giải phóng lãnh để hỗ trợ tầm nhìn đó thành sự thật. Doanh nghiệp khi đó có thể vận hành ổn định qua ngày mà không cần sự hiện diện của bạn. Công việc chính của bạn là quản lý doanh nghiệp thông qua những con số, và sửa chữa những vấn đề trong quy trình vận hành nếu có vấn đề không xảy ra theo đúng ý định. Lúc này, bạn được nhìn tổng quan mọi việc trong công ty và chỉ cần thực thi những việc quan trọng mà bạn muốn. 

Đi tìm vai trò thực sự của người lãnh đạo doanh nghiệp

Giải phóng lãnh đạo – giải phóng chính bản thân mình

Ai tạo dựng doanh nghiệp mới cũng đều mang theo một khát khao lớn. Nhưng rồi nhiều CEO cảm thấy bản thân mãi loay hoay trong những sự vụ oái oăm hàng ngày. Nhân viên liên tục đặt câu hỏi. Một dòng chảy không ngớt, luôn bị xao nhãng bởi những vấn đề phát sinh. Rồi đến một ngày, họ thấy giấc mơ lớn của bản thân trở nên ám ảnh, cuốn hết thời gian cá nhân và chôn chân ở những công việc không tên. Vậy giải phóng lãnh đạo nằm ở đâu?

Mô hình 4 chữ D các CEO đều đã kinh qua trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp, nhưng theo mức độ phát triển của tổ chức, bạn cần chuyển đổi dần vai trò của mình, giảm bớt thực thi và quyết định, tăng dần lượng thời gian cho Trao quyền và Thiết kế hệ thống. Mục tiêu của việc chuyển đổi là giúp bạn thiết kế một doanh nghiệp tự vận hành, có mặt chủ doanh nghiệp hay không không còn quan trọng.

Hãy liên tưởng đến môn bóng đá. Môn thể thao này là tổ hợp người sở hữu đội bóng, huấn luyện viên, và các cầu thủ. Các cầu thủ được trao quyền để thực thi quyết định trên sân cỏ, huấn luyện viên thiết kế chiến thuật, chủ đội bóng thiết kế đội chơi. Người trực tiếp làm nên vô địch trên sân cỏ là cầu thủ, nhưng chính chủ đội bóng mới là người vạch ra tầm nhìn cho toàn bộ tổ chức, giúp duy trì và phát triển đội bóng: xây dựng nhóm cầu thủ, tìm huấn luyện viên, tìm nhà tài trợ mùa giải, thiết kế giá vé mỗi trận bóng, làm marketing, quản lý ngân sách, …

Tương tự là một CEO, bạn cần nhìn xa hơn những việc đang xảy ra hiện tại. Bạn cần có chiến lược hành động hơn. Vai trò thực sự của bạn là thiết kế dòng chảy công việc cho công ty, vạch ra nó phương hướng phát triển, đưa ra những quyết định chiến lược để sửa chữa hoặc cải thiện để công việc luôn đi đúng hướng.  

Giải phóng lãnh đạo bắt đầu như thế nào?

Dừng ra quyết định, hãy trao quyền cho nhân viên

CEO Amazon Jeff Bezos đã từng nhấn mạnh: “CEO chỉ nên dành thời gian để ra những quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp. Những vấn đề khác, hãy trao quyền”.

Trong 4 chữ D giải phóng lãnh đạo, nhiều chủ doanh nghiệp đã nhầm lẫn giữa Deciding (Ra quyết định) và Delegating (Trao quyền). Nếu bạn giao việc nhưng phải kề sát người đó để hoàn thành công việc, bạn đang không trao quyền, bạn vẫn là người quyết định.

Việc tự mình quyết định tất cả mọi việc sẽ làm nhân viên không phát triển và doanh nghiệp trì trệ. Sếp chưa đưa ra quyết định, mọi công việc ở công ty đều bị chững lại và không giải quyết được. Việc phân quyền là để đảm bảo bộ phận nào gây tắc nghẽn trong bộ máy.

Khi bắt đầu trao quyền, bạn phải có thói quen khích lệ, trao thưởng nhân viên vì tinh thần trách nhiệm, làm chủ công việc chứ không phải vì kết quả công việc – bởi vì mục tiêu của bạn là chuyển vai trò “ra quyết định” cho nhân viên và bạn muốn nhân viên chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nếu họ bị trách phạt bởi họ ra quyết định sai, bạn sẽ chỉ khiến cho họ quay lại tìm bạn mỗi khi muốn ra quyết định đúng. Bạn cũng từng ra quyết định sai trong quá khứ, đó là cách bạn đã học tập và phát triển. Nhân viên của bạn cũng sẽ học được cách trưởng thành hơn sau mỗi quyết định sai như vậy.

Việc trao quyền cho nhân viên này có thể không diễn ra ngay lập tức, nhưng hãy bắt đầu bằng việc phân nhóm các quyết định trong doanh nghiệp và rút dần quyền kiểm soát ra khỏi những vấn đề không quan trọng.

Hy vọng bài viết trên giúp các chủ doanh nghiệp “giải phóng lãnh đạo” – giải phóng chính mình, vì sự phát triển của nhân viên và toàn thể công ty. Các khóa học dành cho lãnh đạo các bạn có thể tham khảo tại đây: https://mi.edu.vn/event/

Leave a Comment