Doanh nghiệp Nhật Bản trường tồn không quá xa lạ với giới kinh doanh quốc tế. Vậy phong cách quản trị của Nhật Bản có những gì khiến điều kỳ diệu này luôn hiện hữu suốt hàng trăm năm qua? Hãy cùng Mi Edu tìm hiểu ở bài viết tổng hợp sau nhé.
Để mọi người đều deca y sustanon được nêu lên ý kiến
Nhà quản lý cần đảm bảo sao cho tất cả các thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề của công ty ngay cả những vấn đề nhỏ. Điều này cũng nên được áp dụng trong các cuộc họp hàng năm. Phong cách quản trị của Nhật Bản thể hiện rất rõ qua việc biết lắng nghe quan điểm của mọi người khiến bạn nhận được sự góp ý của các nhân viên và thực hiện các chương trình cải tiến chất lượng.
Đừng la mắng
Một quy tắc được đề ra trong phong cách quản trị của Nhật Bản là không được quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân viên khi họ mắc lỗi hay xảy ra sai sót. Bởi chỉ có như vậy, các lỗi lầm mới được báo cáo đầy đủ và nhà quản lý sẽ đưa ra hướng sửa đổi sao cho phù hợp. Trách mắng nhân viên chỉ khiến họ không trung thực, báo cáo lỗi, quản lý không nắm được tình hình và nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra sẽ gây hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp.
Khiến nhân viên hiểu được công việc của mình
Muốn như thế, các nhà quản lý nhân sự cần chú ý đến các kỹ năng huấn luyện và thuyết trình. Các nhà quản trị tại tập đoàn điện tử Sony Nhật Bản luôn chú trọng việc giúp các nhân viên phát triển kỹ năng diễn giải và trình bày về công việc của mình trước tập thể để họ có được những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn của nhân viên cấp dưới. Phong cách quản trị của Nhật Bản cho thấy dù bạn ở cấp quản lý cao đến cỡ nào cũng nên tôn trọng nhân viên, dù đó là công việc đơn giản nhất.
Liên tục luân chuyển những nhân viên giỏi
Ở Nhật Bản luôn thường xuyên áp dụng chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Thông thường, những nhà quản trị đều có xu hướng giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ phận khác, nhưng về lâu dài, chính sách luân chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty. Bằng cách này, nhân viên có thể có khả năng quản lý ở những vị trí cao hơn trong tương lai vì nắm bắt hết công việc từng bộ phận khác nhau. Phong cách quản trị của Nhật Bản này cũng đã ảnh hưởng ít nhiều ở thời kỳ Minh Trị khi các nhân tài được cử đi học tập và làm việc ở môi trường thế giới. Về sau họ đã trở về xây dựng Nhật Bản vững mạnh như bây giờ.
Hãy hỏi nhân viên “Tôi có thể làm gì cho anh?”
Một trong những bí quyết quản lý nhân sự là sự quan tâm của quản lý với nhân viên. Nếu nhân viên có yêu cầu giúp đỡ điều gì, nhà quản trị nên cố gắng thực hiện theo yêu cầu ấy ngay khi có thể. Nói một cách khác, nếu các nhân viên cảm nhận rằng nhà quản trị cấp cao quan tâm và sẵn sàng giải quyết vấn đề của họ, thì họ sẽ tích cực hơn với việc thực thi nhiệm vụ được giao. Như vậy, họ sẽ có thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu chung mà nhà quản trị đề ra. Đây là một trong những bí quyết quan trọng trong phong cách quản trị của Nhật Bản.
Có sự tham gia của nhân viên trong quá trình đưa ra quyết định
Các nhân viên được phép tham gia đưa ý kiến cùng với lãnh đạo. Đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và các thành viên quản trị nhằm đưa ra được chính sách kinh doanh, các quyết định hợp lí với tình hình lao động thực tế. Một số công ty Nhật Bản khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo. Đây cũng là điểm khác biệt rõ rệt trong phong cách quản trị của Nhật Bản.
Đảm bảo việc làm và tạo bầu không khí tin cậy nhau
Điều này đảm bảo sự ổn định lực lượng lao động và giảm mức độ thuyên chuyển lao động. Sự ổn định lao động là một tác nhân kích thích nhân viên, củng cố tinh thần tập thể, hài hòa quan hệ giữa người lao động và lãnh đạo. Nhân viên không lo bị đuổi việc, lại có cơ hội được đề bạt vào các chức vụ có khả năng quản lý cao nên họ càng gắn bó với công ty. Chính sự ổn định lao động góp phần cải thiện mối quan hệ giữa công nhân và các cấp lãnh đạo và đó chính là yếu tố cần thiết để tăng cường hoạt động của doanh nghiệp.
Làm việc theo nhóm
Tại Nhật Bản, các nhà quản lý nhân sự thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm. Và các nhân viên quan tâm đến nhiệm vụ nhiều hơn thay vì chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ của riêng mình. Điều này cũng làm cho nhân viên gắn kết hơn.
Với phong cách quản trị của Nhật Bản mà Mi Edu tổng hợp trên đây, hy vọng đó sẽ là “kim chỉ nam” cho các nhà quản lý nhằm xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh.