Lãnh đạo cần rèn luyện nhiều kỹ năng nhưng phẩm chất cần có của người lãnh đạo cấp độ 5 không phải ai cũng làm được.

Trong khi quyển sách Từ Tốt Đến Vĩ Đại của Jim Collins đã chỉ ra nhiều nhân tố đóng góp để một công ty trở nên “Vĩ Đại”. Một số tranh luận thuyết phục tập trung vào vai trò của người quản lý – và đặc biệt là những gì Collins đề cập đến trong phần Nhà lãnh đạo cấp độ 5 (Level 5 leadership).

5 Cấp độ lãnh đạo

Theo Jim Collins trong Từ Tốt Đến Vĩ Đại, một trong những nhân tố chính giúp phân biệt một người quản lý cấp độ 5 của một công ty vĩ đại, so với những nhà điều hành của một công ty tốt, chính là phẩm chất khiêm tốn. Người lãnh đạo cấp độ 5 công nhận đóng góp của người khác cho sự thành công của công ty và nhận lỗi cho những khiếm khuyết trên con đường tiến đến sự vĩ đại đó.

Giờ chúng ta hãy bắt đầu phân tích một khía cạnh mà Jim Collins đã mô tả về phẩm chất cần có của người lãnh đạo cấp độ 5 mà ông gọi là “chiếc gương và cửa sổ” (the window and the mirror). Jim Collins đã mô tả người lãnh đạo cấp độ 5 nhìn ra ngoài cửa sổ để nhìn nhận đóng góp của những người khác cho sự thành công, và soi vào gương để nhìn rõ trách nhiệm của mình khi kết quả không tốt đẹp như mong đợi.

Đây là điểm khác biệt khi người lãnh đạo trong những đơn vị khác có xu hướng đổ lỗi bên ngoài khi không thành công và chỉ thấy mình trong gương khi mọi sự việc trở nên tốt đẹp.

Bạn sẽ dễ dàng thấy được 2 trường phái khác nhau nhờ vào phẩm chất cần có của người lãnh đạo cấp độ 5 này:

1. Những người nhìn vào gương và nhận ra rằng có cơ hội cho sự cải thiện, trong khi tìm kiếm giải pháp ở bên ngoài cửa sổ.

2. Những người nhìn vào gương và công nhận rằng họ đã hoàn tất nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp, trong khi tìm thấy những lý do tại sao họ không thể đạt được mục tiêu tầm cỡ ở bên ngoài cửa sổ.

Cuốn sách kinh điển của các nhà lãnh đạo cấp cao

Lấy một ví dụ từ các công ty mỏ, rất nhiều người nghĩ rằng làm nghề mỏ thì rất bẩn, nguy hiểm, và đây là một mảnh đất khó khăn để ai đó có thể thành công vượt trội. Nhưng thật sự thì liệu đây chỉ là lý do để biện hộ cho những biểu hiện kém cỏi, hay chính là một cơ hội để thành công?

Câu trả lời là, điều này thật sự phụ thuộc vào việc bạn là “một cái ly nửa đầy” hay “một cái ly nửa vơi”. Với phẩm chất cần có của người lãnh đạo và tinh thần lãnh đạo đúng đắn mà Jim Collins gọi là Nhà quản lý cấp độ 5 – thì không có lý do nào ngăn cản công nghiệp khai mỏ trở thành ngành thời thượng; mà vấn đề nằm ở chỗ bạn khao khát thành công đến mức nào.

Khi có vấn đề xảy đến, một người quản lý không đạt mức “vĩ đại” nhưng được cho là “tốt” (với những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm nhất định) thường sẽ bỏ qua những điều kiện thị trường và áp lực phải sản xuất nhiều hơn, trong khi cắt giảm chi phí bảo trì – vốn được họ xem là “nguyên nhân” tại sao thành công vượt bậc không thể đến với mình. Còn phẩm chất cần có của người lãnh đạo mức độ 5 sẽ thể hiện bằng việc chấp nhận những điều trên như một thách thức và tự hỏi “chúng ta có thể làm thêm gì?” khi nhìn vào gương và đồng thời tìm giải pháp cho những vấn đề dài hạn khi nhìn ra ngoài cửa sổ.

Một ví dụ khác về phẩm chất cần có của người lãnh đạo cấp độ 5 từ công ty khai mỏ trên, chúng ta thường xuyên thấy sự bất hoà giữa những người thực hiện công việc bôi trơn máy hàng ngày và những người quản lý. Trò chuyện với người thợ máy và người vận hành máy, chúng ta nghe họ nói rằng “việc quản lý” không đem lại lợi ích gì và không ai lắng nghe những vấn đề mà họ chỉ ra trong một thời gian rất dài. Nhưng khi nói chuyện với một vị quản lý, những gì bạn nghe được là nhân công là cội nguồn mọi vấn đề phát sinh, và họ chỉ toàn than phiền mà thôi. Vậy thì ai đúng? Và xác định điều này có thay đổi được gì không?

Điều cần có để giải quyết những vấn đề bế tắc trên đó người lãnh đạo cấp độ 5 cần sẵn sàng lắng nghe những phiền muộn lo lắng và ý kiến từ cấp thấp nhất và, một cách thích hợp, đồng ý rằng sự thay đổi là cần thiết (nhìn qua cửa sổ) đồng thời tự tra vấn bản thân họ xem có cách nào tốt hơn để làm cải tiến trang thiết bị hay quản lý công đoạn bảo trì, quy trình sản xuất để giải quyết những vấn đề ngay tức thì (nhìn vào gương). Phẩm chất cần có của người lãnh đạo cấp độ 5 chính là thế.

Trong khi sẽ là phi thực tế nếu ta trông đợi một người thợ máy hay người vận hành máy trở thành người lãnh đạo cấp độ 5 – mặc dù sẽ có vài trường hợp ngoại lệ – thì hình ảnh người quản lý cấp cao như trên là một kim chỉ nam mà bất kỳ một người lãnh đạo nào cũng nên hướng tới.

Cuối cùng, hãy tự hỏi bản thân mình, bạn có phải là nhà lãnh đạo cấp 5 – người được trông đợi là sẽ đạt đến mức độ vĩ đại – hay bạn chỉ bằng lòng với mức độ tốt mà thôi?

Leave a Comment